Để có thể hiểu nhiều hơn về phương pháp điều trị nha khoa này, chúng ta hãy cùng chuyên mục Kiến thức trám răng trả lời một số những câu hỏi thường gặp về trám răng lấy tủy.
Trám răng lấy tủy là phương pháp KHÔNG gây đau đớn như nhiều người nghĩ, vì với tác dụng của thuốc gây tê, bạn sẽ không cảm nhận được những cơn đau nhức hay ê buốt.
Sau khi trám răng lấy tủy, tình trạng sâu răng CÓ THỂ sẽ trở lại nếu như chúng ta không vệ sinh răng miệng đúng cách hoặc bác sĩ thực hiện kỹ thuật hàm trám không đạt chuẩn, lúc này sâu răng thậm chí có thể nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu mọi điều kiện đều được đáp ứng tốt, thì sâu răng sẽ không quay trở lại.
Sau khi trám răng lấy tủy, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn với thức ăn, nhiệt độ và cả không khí. Tuy nhiên, chỉ sau một vài tuần thì răng của bạn sẽ trở về như bình thường, lúc này bạn không cần phải sử dụng thuốc giảm đau nữa.
Một miếng trám răng sẽ có tuổi thọ trung bình nằm trong khoảng từ 3-5 năm, tuy nhiên khoảng thời gian sử dụng này chỉ mang tính chất tương đối. Mức độ bền bỉ của phương pháp trám răng lấy tủy còn phải phụ thuộc vào tình trạng răng, vật liệu dùng để trám răng và chế độ chăm sóc răng miệng của người dùng.
Thời gian đặt thuốc trước khi trám răng lấy tủy là khoảng từ 24-48 giờ đồng hồ, đây là khoảng thời gian mà các mô tủy trong răng sẽ bắt đầu chết. Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhức và ê buốt, tuy nhiên tình trạng này sẽ biến mất sau khoảng 1 ngày.
Bảo hiểm y tế sẽ chi trả cho những trường hợp được bác sĩ chỉ định trám răng lấy tủy khi răng sâu, răng vỡ. Ngược lại, trám răng do nhu cầu thẩm mỹ sẽ không được áp dụng bảo hiểm y tế.
Chúng ta nên trám răng lấy tủy trong những trường hợp như sau: Răng bị vỡ do va chạm; răng bị mẻ không còn như lúc ban đầu; răng chấn thương bị ê buốt, đau nhức; răng cần tái tạo để phục hồi khả năng ăn nhai;...
Quy trình trám răng lấy tủy cần trải qua từ 2-3 lần thực hiện, và phải trải qua khoảng từ 5-6 ngày. Mỗi lần thực hiện có thể kéo dài từ 30-45 phút.
Bà bầu CÓ THỂ trám răng lấy tủy nếu nhận được lời chỉ định từ bác sĩ nha khoa. Vì kỹ thuật này khá đơn giản, thời gian thực hiện tương đối nhanh chóng, phụ nữ mang thai có thể thực hiện được.
Khi đang cho con bú, phụ nữ hoàn toàn CÓ THỂ thực hiện trám răng lấy tủy khi có chỉ định bởi bác sĩ nha khoa, vì bản chất của kỹ thuật này là phục hình những chiếc răng bị tổn thương bằng những vật liệu chuyên dụng trong nha khoa. Phương pháp này không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ.
Thực hiện trám răng lấy tủy ở răng cửa thưa và bị tổn thương khi cần thiết là điều NÊN thực hiện. Đây không những là giải pháp giúp phục hình thẩm mỹ cho răng cửa bị thưa mà còn có thể chữa lành đối với những phần tủy bị viêm nhiễm.
Răng sâu tới tủy có trám răng lấy tủy được không? - Điều này còn phải tùy thuộc vào mức độ.
Khi sâu răng nghiêm trọng, tủy trong răng đã bị tấn công thì chúng ta cần tiến hành điều trị tủy sau đó mới trám lại. Nếu cần thiết thì loại bỏ hẳn tủy đã bị viêm nhiễm.
Tình trạng tiêu xương hàm xuất hiện khi tủy răng bị viêm và ổ viêm lây lan xuống vùng chóp, nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng u nang xương hàm. Phương pháp trám răng lấy tủy có thể ngăn chặn tình trạng này bằng cách chữa tủy răng.
>>> Tìm hiểu thêm: Trám răng giá bao nhiêu tiền
Vừa rồi là những câu hỏi liên quan đến trám răng lấy tuỷ. Hãy liên hệ với nha khoa Shark ngay khi bạn có những thắc mắc cần được giải đáp thông qua Hotline: 1800 2069. Mọi tư vấn dành cho bạn đều hoàn toàn miễn phí.
CHUYÊN GIA CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG